Số 9, Ngách 2/13, Hà Huy Tập, Phường Nam Hà, Hà Tĩnh

  • muayensao.cskh@gmail.com
  •  0975002855

Chúng tôi đang nổ lực không ngừng để có thể đem lại những sản phẩm Yến Sào với chất lượng tốt nhất, một dịch vụ hoàn hảo nhất bằng cả tấm lòng của toàn thể nhân viên để khách hàng có thể tin tưởng tuyệt đối vào yến sào của chúng tôi.

Trên thị trường hiện nay, yến sào được cho là một món ăn vừa ngon miệng lại đem lại giá trị dinh dưỡng rất cao. Vì vậy không ít người tò mò về kỹ thuật nuôi chim yến. Từ trẻ nhỏ cho đến người già đều có thể ăn loại thực phẩm này. Không những vậy, yến sào còn đem lại cho hội chị em phụ nữ có được một nàn da mịn màng, chắc khỏe khi sử dụng món ăn hằng ngày.

Bởi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao mà từ đó cũng hình thành nên rất nhiều cơ sở nuôi chim yến ngay trong căn nhà của mình. Hãy cùng Mua Yến Sào tìm hiểu về kỹ thuật nuôi chim yến khi sử dụng với công nghệ Malaysia mới nhất hiện nay nhé!

Kỹ thuật nuôi chim yến

 

Đặc điểm riêng biệt của yến

Trước khi tìm hiểu về kỹ thuật nuôi chim yến bạn cần hiểu được chim yến là loài chim thường hay làm tổ và sinh sống trên các biển đảo. Ở Việt Nam, chim yến có tên gọi là Colloccalia fucipha germani hoặc cũng có thể gọi là Aerodramus fuciphagus germanicus. Vậy cần những điều kiện như nào để bạn có thể nuôi được chim yến trong nhà? Và kỹ thuật nuôi chim yến ra sao?

1. Điều kiện khí hậu, nhiệt độ thích hợp

Khí hậu và nhiệt độ chính là yếu tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất mà những bạn đang có ý định nuôi chim yến cần phải tìm hiểu rõ. Nhiệt độ thích hợp để yến sinh sống sẽ là từ 26 đến 31 độ C. Ngoài ra cũng tùy vào từng vùng miền trong nước mà chim yến có thể chấp nhận sinh sống trong điều kiện nhiệt độ trung bình trong nhà không được đồng đều.

Nói về độ ẩm thích hợp nhất để chim yến sinh sống sẽ là 74 đến 85%. Hoặc nó cũng có thể sinh sống trong môi trường có độ ẩm 89-92%, nhưng sẽ gây ảnh hưởng đôi chút đến sản lượng của chim yến. Khi độ ẩm tụt xuống mức dưới 74% thì chim yến khi này sẽ không bay vào nhà làm tổ. Thêm điều nữa là ánh sáng trong nhà dành cho chim yến phải dưới 50lux.

2. Hướng lỗ ra vào nhà của yến

Chim yến sinh sống trong các hang động tự nhiên ngoài các hoang đảo thường ở theo hướng Đông, Nam, Bắc. Trong đó chiếm đến 55,6% là cửa hướng Đông. Chiếm 44,4% là cửa hang hướng Bắc. Hướng Bắc được chim yến lựa chọn nhiều bởi nó có độ tương thích về thời gian cũng như là chu kỳ chiếu sáng.

Chính vì thế mà những bạn đang nuôi chim yến tại nhà cũng nên lựa chọn hướng lỗ ra vào của chim theo các hướng này nhé!

3. Chu kì hoạt động của chim yến tại nhà yến

Thời điểm để chim yến hoạt động rời khỏi ngôi nhà của mình chính là vào 5h28p sáng và chũng sẽ quay trở về nhà sau khoảng 17 đến 18 phút. Thời gian này cũng sẽ có sự dao động qua năm tháng sinh sống của chim yến. Điều tác động vào sự thay đổi thời gian đi ra ngoài của chim yến chính là sự thay đổi về chu kì chiếu sáng và thời kì sinh sản của chim đến.

Chu kì hoạt động của chim yến tại nhà yến

Thời điểm sinh sản của chim yến sẽ khiến cho số lần nó rời khỏi nhà và về nhà cũng bị thay đổi . Nó sẽ rời khỏi nhà và bay về nhà 1 lần/ ngày. Nếu rơi vào thời điểm chim yến đẻ trứng và ấp thì số lần sẽ là 2 lần/ngày. Cho tới thời gian chim yến nuôi và chăm con thì sự dao động bay ra khỏi nhà và về nhà sẽ là 4 đến 5 lần/ngày.

4. Đặc điểm tập tính sinh sản của chim yến

Vào giữa tháng 1 sẽ là thời gian mà chim yến bắt đầu làm tổ. Cho đến khi bước vào tháng 3 thì chim yến sẽ bắt đầu đẻ trứng. Khi này cả chim yến cái và đực sẽ cùng nhau xây dựng tổ và ấp trứng, nuôi con. Với chim yến sẽ có một đặc tính chính là chúng sống rất ổn đinh. Cho dù có bay ở đâu thì khi quay về chúng vẫn sẽ về đúng với hang và tổ của mình theo hướng ổn định.

Giống như hầu hết các loài chim khác. Chim non khi mới nở sẽ trụi lông và có màu hơi hồng nhạt. Sau khoảng từ 5 – 6 ngày tuổi nó sẽ bắt đầu đâm lông tơ. Tuy nhiên lượng lông vẫn khá ít cho tới khi gần 20 ngày tuổi.

Bắt đầu từ ngày 30 – 40, bộ lông chim non sẽ mọc đều và khoảng 45 ngày sẽ có thể bay được. Sau đó đến 8 – 10 tháng tuổi chim yến sẽ bay thành thục và bắt đầu đẻ trứng. Chúng sẽ xây tổ từ 30 – 80 ngày. Tiếp đến là giao phối và đẻ trứng trong khoảng 5 – 8 ngày nữa. Cuối cùng là ấp trứng trong khoảng 23 – 30 ngày.

Phương pháp thu hoạch tổ yến ảnh hưởng đến nhịp độ sinh sản của chim yến. Trong một năm chim yến cũng có thể sinh đẻ nhiều lần. Nó có thể lên đến 3 lần sinh sản trong một năm, mỗi năm chia ra 3-4 tháng/lần. Trong đó nó cũng được phân chia ra 1-2 tháng sẽ dành để xây tổ còn 2-5 tháng để ấp con và thời gian nghỉ ngơi sẽ là thời gian còn lại.

Lưu ý khi áp dụng kỹ thuật nuôi chim yến

Lưu ý khi áp dụng kỹ thuật nuôi chim yến

Chim yến làm tổ sẽ tiết ra nước bọt, nó có thể gắn kết lên nhiều bề mặt như đá, tường gạch, ván gỗ hay bê tông. Nhưng nó lại không thể gắn kết tổ trên sắt thép và nhựa. Bởi những chất liệu này không thấm nước nên nước bọt của chim yến không thể tạo được độ liên kết.

Có nhiều nghiên cứu cho thấy chim yến rất thích làm tổ trên các tấm ván. Vì ở đây chúng có thể kết bám chắc chắn hơn rất nhiều so với đá và nền gạch. Khi nước bọt của chim yến được tiết ra nó sẽ được ván gỗ thấm hút và khô nhanh. Như vậy cũng giúp cho chim yến tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như công sức để xây tổ.

1. Luân chuyển không khí trong nhà yến

Yếu tố môi trường phải được người nuôi chim thực hiện một cách đồng bộ. Có như vậy thì mới có thể thu hút chim yến về ở được. Trong đó bạn không thể không lưu ý đến vấn đề luân chuyển không khí trong nhà yến. Thời gian từ 2-3 tháng sẽ là khoảng thời gian để cho chim yến thăm dò ngôi nhà của bạn xem có quyết định ở lại hay không.

Nếu như cảm thấy không thích hợp với chúng thì sau 1-2 tháng số chim đến ở sẽ giảm dần. Cho đến khi thời gian làm tổ đến thì gần như là sẽ không thấy bong dáng chim đâu nữa. Nhiều nhà nuôi yến lại để tình trạng nấm mốc, không khí trong nhà quá nóng cũng sẽ khiến cho chim yến không thể sinh sống được.

2. Kỹ thuật nuôi chim yến tại vùng lạnh

Khi mùa đồng tới bạn thấy sẽ mất khoảng 2-3 tháng sẽ rơi vào đượt không khí lạnh. Nhiệt độ khi này giảm xuống cũng rất mạnh thì mới có thể trở về nhiệt độ bình thường được. Chim yến kh đến giai đoạn này cũng sẽ cần cung cấp một nguồn năng lượng để có thể chống lại cái lạnh ấy.

Nhiều trường hợp chim yến không thể sống được bởi bị thiếu năng lượng để duy trì được than nhiệt. Bởi vậy, những bạn đang nuôi chim yến cần phải quan tâm đến nguồn thức ăn của yến. Để nó luôn có được nguồn năng lượng đầy đủ chống lại cái rét.

3. Ánh sáng cho nhà yến

Theo các nhà nghiên cứu cho biết, loài yến này chỉ sống và có thể làm tổ yến trong nhà ở những nơi có ánh sáng dưới 50 lux. Đồng thời chúng không thể sống ở những nơi tối hoàn toàn “0 lux”. Đặc biệt chim yến thường sống ở những nơi có ánh sáng 0,2 lux trở lên. Tuy nhiên vẫn chưa xác định được khoảng chính xác là bao nhiêu.

Ánh sáng nhà yến

Ánh sáng chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chim yến vào ban ngày thời kì chim quẹt nước bọt làm tổ, thời kì chim đẻ trững, ấp trứng, chăm sóc và nuôi con. Để bảo vệ chim non, chim yến không thích tổ bị nhìn thấy nên sánh sáng chiếu vào chim cảm thấy không an toàn.

4. Độ ẩm trong nhà yến

Một điều cần quan tâm đến khi bạn đang có ý định nuôi chim yến đó chính là độ ẩm. Độ ẩm mà chúng yêu thích nhất sẽ không quá 32 độ C và không thấp quá 20 độ C. Độ ẩm thích hợp để chim yến làm tổ sẽ là 73%. Nếu như độ ẩm dưới 73% thì khả năng bám dính của tổ yến sẽ là rất thấp. Không những thế độ ẩm thích hợp này cần phải được duy trì trong suốt thời gian chim yến làm tổ đến khi nuôi con.

5. Tạo mùi cho nhà yến

Trong phân của chim yến chứa xác của côn trùng và các chất dinh dưỡng chưa được tiêu hóa hết. Nên dưới các tác động của các loài vi sinh có trong phân của chim yến sẽ tạo ra các mùi của khí NH3, H2S, NO2, NO, CO2. Chim yến từ khi được sinh ra đã được quen thuộc với các loại khí này.

Chúng còn được những người nuôi chim yến gọi là “mùi sinh cảnh trong nhà yến”. Khi nuôi yến bạn cũng cần lưu tâm đến cách làm sao để có thể tạo ra được mùi sinh cảnh đặc trưng cho chim. Các loại mùi phổ biến hiện nay có Swiftlet Hormone Liquid, PW Cair, Love Potion,…Ở Việt Nam có tinh yến hương, Lộc yến hương, Dura, SH 125, nước Rubi…

Lời kết

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu được kỹ thuật nuôi chim yến như thế nào? Đâu là cách mà họ duy trì và tạo ra được những con chim yến quý hiếm. Kỹ thuật nuôi chim yến sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của nó. Vì vậy hãy liên hệ với Mua Yến Sào để mua được yến chuẩn chất lượng.

Thông tin liên hệ

– Địa chỉ: Tổ 9, Phường Nam Hà, Tp Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh

– Số điện thoại: 0975002855

– Email: muayensao.cskh@gmail.com

– Website: muayensao.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Danh mục bài viết

Bài viết mới nhất