Giỏ hàng hiện tại chưa có sản phẩm nào!
Từ trước đến nay mọi người vẫn chỉ nghe về những công dụng tuyệt vời mà tổ yến đem lại. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc loài chim yến thường ăn gì hay chưa? Làm thế nào để tạo được nguồn thức ăn cho loài chim quý giá này? Hãy cùng Mua Yến Sào theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
Chim yến bắt mồi như thế nào?
Loài chim yến thường kiếm ăn ở độ cao 30 – 50m. Tùy theo từng vùng, chim yến có thể kiếm ăn từ 5h sáng đến tận 20h tối mới trở về. Như vậy trung bình mỗi ngày chim yến đi kiếm ăn khoảng 15h và khả năng bay xa của nó lên tới 300km để kiếm mồi.
Có thể bạn chưa biết loài chim này có khả năng đớp mồi trên không trung nhưng lại không thể mổ hoặc nhặt mồi ở mặt đất. Vì vậy thức ăn của chúng sẽ là những loài côn trùng nhỏ bay trên không; hoặc là những loài hay bị gió cuốn lên từ các đầm, hồ, ao suối.
Những con mồi của chúng cũng có thể bay lên từ một số thảm cỏ, cánh đồng hay ruộng vườn. Thậm chí là những khu rừng hay ngay cả những bãi rác hoặc trại chăn nuôi. Tóm lại hầu hết ở những nơi có cây cối, phế thải nông – lâm nghiệp có côn trùng hoặc chân khớp là sẽ có thức ăn cho loài chim quý hiếm này. Vì vậy chim yến thường tận dụng những cơn gió hoặc luồng không khí mạnh để đớp con mồi.
Chim yến thường ăn gì?
Chim yến thông thường sẽ được chia làm 2 giai đoạn phát triển đó là: chim yến trưởng thành và chim non. Vì vậy thức ăn của chúng cũng sẽ có những điểm khác biệt. Vậy ở mỗi giai đoạn chúng thường ăn gì hãy cùng Mua Yến Sào tìm hiểu nhé!
1. Chim yến trưởng thành thường ăn gì?
Theo các nhà nghiên cứu về loài chim này, chúng thường ăn các mẫu côn trùng với kích thước nhỏ chỉ nặng từ 0,01 – 0,72g. Từ các luồng gió và không khí, chim trưởng thành sẽ săn những loài như: ong bắp cày, kiến cánh, ong nhỏ, ruồi muỗi, phù du, nhện hoặc các con bọ nhỏ. Trong đó:
Tỷ lệ một số mẫu côn trùng trong thức ăn của chim yến
Con số này được thống kê như sau:
- Các bộ cánh màng như loài kiến chiếm khoảng 61,1% và bộ cánh đều như mối -14,7%.
- Tỷ lệ bộ hai cánh như ruồi -7,8%.
- Còn các loài khác đều ở tỷ lệ thấp
Thức ăn yến trưởng thành yêu thích
Trong bộ cánh như gặp rầy xanh cũng như rầy nâu thì thức ăn yến ưa thích là:
- Loài Ong kiến chiếm khoảng 50-70%
- Ngoài ra là mối, bọ rùa, bọ rầy, bọ xít nhỏ, ruồi muỗi, chuồn chuồn kim, bướm đêm, cánh tơ, cào cào.
Với loài chim yến trưởng thành chúng sẽ kiếm mồi ở độ cao từ 0 – 50m. Mỗi ngày chúng đều thức dậy từ sáng sớm để kiếm mồi. Tùy theo từng tháng, từng năm mà tỷ lệ các nhóm côn trùng bay trong không khí sẽ khác nhau. Vì vậy thức ăn của chúng luôn được thay đổi và nạp rất nhiều các thành phần dinh dưỡng khác nhau từ mỗi con mồi.
2. Chim yến non thường ăn gì?
Do chim non chưa có khả năng bay ca, bay xa hay kiếm mồi nên chúng sẽ có các cách được ăn như sau:
a. Chim bố và chim mẹ mớm
Đối với các chim yến non hầu như thức ăn của chúng đều được chim bố hoặc chim mẹ đem về. Các con chim trưởng thành sẽ trộn thêm enzym cũng như một số kháng thể khác trong nước bọt của chúng vào cục mồi.
Theo điều tra tại Khánh Hòa và Đà Nẵng thì thành phần thức ăn của chim yến non rất đa dạng. Trong mỗi cục mồi có từ 250-350 con côn trùng nhỏ. Trong đó:
- Chủ yếu là rầy nâu, rầy xanh với tỷ lệ 50,7% cũng như 60,8%
- Ruồi khoảng 20,7% và 14,8%
- Kiến khoảng 14,2% và 10,9%
- Ong kiến chiếm khoảng 7%.
Chim yến con khi còn nhỏ sẽ được chim bố và chim mẹ bón cục mồi khoảng 0,8 g một lần. Một ngày khoảng 2 đến 4 lần. Như vậy nếu có khoảng 1000 con chim yến thì chúng sẽ ăn hết khoảng 2,4kg côn trùng. Khi chim non lớn hơn một chút, lượng thức ăn sẽ gấp đôi lên. Tức là mỗi ngày chim yến con sẽ cần ít nhất 5 – 7g mồi.
Thậm chí một số con chim yến non còn được bố mẹ cho ăn 250 – 350 côn trùng một lần. Như vậy mỗi lần ăn của một nhà yến sẽ khoảng 5000 con. Quả là một con số không hề nhỏ đúng không nào!
b. Nuôi nhân tạo thường cho chim yến ăn gì?
Hiện nay có rất nhiều cơ sở nuôi chim yến. Họ thường cho chim yến con được ăn trứng hoặc ấu trùng ong kiến non. Ngoài ra, những người nuôi chim yến hiện nay còn cho ăn thêm một vài dòng sâu hoặc dế tiểu phẫu cắt nhỏ.
Trong khoảng 5 – 6 tuần đầu, chim yến non sẽ được cả chim bố và chim mẹ mớm mồi cho. Mỗi lần ăn cục mồi của chim con sẽ khoảng 0,6 – 1g. Sau dần kích thước cục mồi sẽ lớn hơn là 1,5 – 1,7g. Cứ khoảng 30ph thì chim yến non sẽ được mớm mồi 1 lần.
Trong một ngày chim non sẽ được cho ăn 4 lần, cụ thể là 3 lần vào ban ngày và 1 lần vào khoảng 8h tối. Các con chim non tiếp nhận thức ăn từ người nuôi như bình thường và sinh trưởng tới khi bay được để đi kiếm mồi.
Nhiều người cho rằng nuôi chim yến sẽ làm hại hoa màu do mất đi số lượng lớn côn trùng. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy, việc chim yến ăn gì không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn có ích cho sức khỏe và tăng thêm năng suất cây trồng; đồng thời bảo vệ môi trường theo cách rất tự nhiên.
Trong quá trình kiếm mồi chim yến sợ gì nhất?
Bất kể loài động vật nào đều có những nỗi sợ riêng của nó. Vì vậy với một loài chim nhỏ bé, chức năng tự vệ kém như chim yến thì trong quá trình săn mỗi chúng sẽ sợ điều gì nhất? Kẻ thù số 1 của chim yến sẽ là những loài hay ăn tổ, ăn trứng, thậm chí là xâm nhập chỗ trú của những loài động vật khác như: Rắn, tắc kè hay những loài chim lớn là diều hâu, phẫu thuật cắt, đại bàng,…
Ngoài ra yến cũng rất sợ một số loài côn trùng như: Gián, mối, mọt, kiến,…. Những loài này tuy không làm hại tới chim yến trưởng thành nhưng chúng lại thường phá hoại tổ và ăn trứng chim. Vì vậy chim yến non sẽ rất dễ gặp nguy hiểm và trở thành con mồi ngon của chúng.
Chim yến nuôi con như thế nào?
Như bên trên Mua Yến Sào đã phân tích thì để nuôi con, chim yến trưởng thành sẽ đi săn mồi rồi về mớm cho chim non ăn. Quá trình này rất tốt bởi chim non còn được truyền thêm cả dinh dưỡng và một số kháng thể từ nước bọt của chim bố và chim mẹ.
Quá trình mớm mồi cho chim yến con cũng như lúc cho con bú vậy. Nó thể hiện tình cảm vô cùng thiêng liêng của loài yến. Sẽ có một số các loài cây đặc trưng được chim yến yêu thích để săn mồi. Ví dụ như cây sung. Tại đó có rất nhiều các loại côn trùng chúng thích ăn.
Đặc biệt là những nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm như: rừng núi, sông suối, kênh rạch, ruộng đồng, cây cối….đều có thể tạo ra một lượng lớn côn trùng, nguồn cung cấp thức ăn vô tận cho chim yến.
Cách làm thức ăn cho chim yến
Sau khi đã biết chim yến thường ăn gì thì hãy bắt tay vào học cách làm thức ăn cho chúng nhé!
Có nhiều nguồn thức ăn cho chim yến như: mọt bột Sitophilus Ozyzae sử dụng MIXCO-2 hay ruồi dấm Drosophila . Như vậy sẽ đảm bảo giá trị dinh dưỡng cũng như thuận lợi cho chim yến ở các điều kiên môi trường khác nhau. Từ đó có nguồn thức bổ dưỡng và tránh tình trạng giảm sút nguồn côn trùng một cách bất ngờ.
Công đoạn 1
Hãy chuẩn bị 2kg bột MIXCO-2 trộn đều cùng 2 kg bột gạo hoặc có thể bột mì hoặc bột làm bánh bán cùng 5l nước sạch. Sau đó trộn đều hỗn hợp này. Tiếp theo là đem đun chúng với lửa nhỏ để tạo thành hỗn hợp giống như hồ loảng. Lưu ý là không được để đặc cứng lại.
Đợi khi chúng sánh lại thì bạn nhắc xuống bếp và cho thêm bột trắng NP. Hãy cho thêm một ít nước vào hỗn hợp trộn đều và để nguội. Sau đó phân ra thành các viên nhỏ rời nhau để vào trong mâm.
Công đoạn 2
Hãy dùng xác vỏ cam, sơ mít, cùi bắp, vỏ dứa hoặc chuối chín cho lên bề mặt các viên thức ăn đã làm ở trên. Sau đó để mâm thức ăn này ở nơi thoáng mát hoặc những nơi có nhiều ruồi muỗi đậu. Như vậy ruồi dấm sẽ tự đến và đẻ trứng lên bề mặt các viên thức ăn đã chuẩn bị.
Sau một thời gian trứng sẽ nở và biến giòi thành nhộng rồi phát triển thành ruồi. Trong giai đoạn tiến hóa này các bạn hãy đem mâm thức ăn vào chuồng của nhà yến. Điều kiện nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự phát triển này diễn ra liên tục đó là 22 độ C.
Ở cuối quá trình phát triển, chúng sẽ hóa thành ruồi rồi bay lên làm mồi cho chim yến. Hãy thực hiện toàn bộ quy trình trên theo kế hoạch để chim yến luôn có thức ăn dự phòng mà không cần phải kiếm ăn ở bên ngoài.
Lưu ý khi làm thức ăn cho chim yến
Trong quá trình tạo thức ăn cho chim yến nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị cứng và không được ẩm ướt. Vì vậy những người nuôi yến cứ khoảng 10 – 15 ngày thì nên kiểm tra hỗn hợp dinh dưỡng này. Có thể cho thêm 1 – 2 muỗng canh con mẻ để làm mềm hỗn hợp.
Cách làm này có thể giúp ấu trùng ruồi có thể ăn được thức ăn bạn đã làm. Nếu không có mẻ thì bạn có thể sử dụng 1 – 2 quả chuối chín rục. Những con giòi ruồi giấm thường sống trong các hỗn hợp không úa khô hoặc không quá cứng. Sau 5 – 7 ngày cho mẻ vào các bạn lại đem mâm thức ăn vào chuồng cu.
Lời kết
Như vậy các bạn đã biết chim yến thường ăn gì rồi đúng không nào. Mong rằng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào về loài chim đặc biệt này. Nếu bạn còn thắc mắc gì về loài chim yến hãy comment phía dưới để được giải đáp.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng yến nhưng lại quá bận rộn và không có thời gian để sơ chế, các khách hàng có thể tìm đến Mua Yến Sào – nơi chuyên cung cấp sỉ và lẻ các sản phẩm về Yến sào – Yến thô, Yến tinh chế, Yến sơ mướp ,Yến vụn.
Chúng tôi theo đuổi sứ mệnh với tiêu chí sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, không tác động bằng hoá chất, sử dụng phương pháp thủ công để nhặt yến. Đại lý Mua Yến Sào cam kết về nguồn gốc và chất lượng yến để đem đến cho quý khách hàng sự yên tâm tuyệt đối.
Mọi thông tin xin liên hệ
– Địa chỉ: Tổ 9, Phường Nam Hà, Tp Hà Tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh
– Số điện thoại: 0975002855
– Email: muayensao.cskh@gmail.com
– Website: muayensao.vn
Mua Yến Sào hướng tới mục tiêu trở thành thương hiệu về yến sào hàng đầu Việt Nam, chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng để đưa cửa hàng trở nên gần gũi hơn và là thương hiệu cung cấp những sản phẩm về yến sào chất lượng tốt nhất, thỏa mãn nhu cầu của quý khách hàng.
admin1